Tin tức

LY HÔN, CHỒNG YÊU CẦU ĐÒI LẠI TIỀN LƯƠNG ĐÃ GÓP TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

a. Tóm tắt vụ việc
Hai vợ chồng tôi cùng công tác tại 1 cơ quan. Sau khi kết hôn, chúng tôi có thỏa thuận (bằng miệng) là tôi sẽ là người lĩnh lương của cả 2 vợ chồng để chi tiêu toàn bộ công việc và sinh hoạt phí của cả gia đình bao gồm: mẹ chồng tôi, 2 vợ chồng và 2 đứa con. Do chồng tôi có mối quan hệ bên ngoài nên thường xuyên đi sớm về khuya nhưng hàng ngày ông ấy vẫn về nhà. Tuy nhiên, chồng tôi không ăn cơm ở nhà cùng gia đình nữa mặc dù tôi vẫn nấu cơm cho ông ấy. Hàng ngày, tiện nghi sinh hoạt của gia đình (điện, nước) ông ấy vẫn sử dụng bình thường.
Kể từ khi chồng tôi có quan hệ ở bên ngoài đến nay đã hơn chục năm, bây giờ ông ấy đơn phương xin ly hôn và kiện tôi để đòi lại 1/2 số lương (khoảng hơn 200 triệu) của hơn chục năm nay. Mặc dù từ trước đến giờ chưa bao giờ chồng tôi đòi tôi phải trả lại lương của ông ấy.
Tôi xin các Luật sư tư vấn cho tôi:
1. Tôi có trách nhiệm phải trả lại cho chồng tôi số tiền đó không trong khi tôi đã sử dụng số tiền đó để lo cho gia đình và nuôi các con (theo điều khoản Luật nào)
2. Chồng tôi kiện tôi đã chiếm giữ số tiền đó của ông ấy là đúng hay sai? (theo điều khoản Luật nào)
Tôi xin chân thành cảm ơn các Luật sư.
b. Tư vấn
Theo những thông tin mà bạn cung cấp chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến pháp lý như sau:
Thứ nhất, Bạn không có trách nhiệm trả lại cho chồng bạn số tiền trên. Bởi lẽ:
Như bạn đã trình bày, số tiền bạn nhận của chồng bạn mỗi tháng dùng để chi tiêu công việc, sinh hoạt chung cho cả gia đình, nuôi các con ăn học, lo cho mẹ chồng. Theo quy định tại khoản 2 điều 33 luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì: “Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.”. Như vậy trong trường hợp của hai vợ chồng bạn, tiền lương của hai vợ chồng chính là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản này được dùng vào nhu cầu chung của gia đình và các nghĩa vụ chung như: nuôi dạy con cái, chăm sóc cha mẹ. Do đó việc bạn dùng tài sản này trong thời kỳ hôn nhân là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ hai, Chồng bạn kiện bạn đã chiếm giứ số tiền trên là không có căn cứ. Bởi lẽ:
Theo khoản 3 điều 213 bộ luật dân sự năm 2015 thì: “Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.”. Như vậy đối với khối tài sản trong thời thời kỳ hôn nhân, vợ chồng bạn có thể thỏa thuận về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản này. Dùng rằng việc thỏa thuận của bạn và chồng bạn chỉ là thỏa thuận thông qua lời nói. Tuy nhiên khi xem xét giải quyết vụ việc, bạn hoàn toàn có thể chứng minh bằng việc: sự việc này đã được thỏa thuận và diễn ra nhiều năm nay, không ai phải đối, điều đóng đồng nghĩa với việc chồng bạn đã thừa nhận việc này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *