– Khoản 1 điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp có quy định về hộ kinh doanh như sau:
“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
THEO ĐÓ, CÓ THỂ THẤY ĐƯỢC HỘ KINH DOANH CÁ THỂ CÓ NHỮNG ĐẶC TRƯNG SAU:
Thứ nhất, hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân, một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ (hộ kinh doanh thuộc sở hữu của doanh nghiệp một chủ hoặc nhiều chủ). Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì thì hộ kinh doanh đó thuộc sở hữu của một chủ là cá nhân và cá nhân chủ hộ kinh doanh có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh (giống như chủ doanh nghiệp tư nhân). Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thì hô kinh doanh thuộc sở hữu của nhiều chủ.
Thứ hai, hộ kinh doanh cá thể thường kinh doanh với quy mô kinh doanh nhỏ: có một địa điểm kinh doanh, sử dụng không quá 09 lao động. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng kí thành lập doanh nghiệp theo quy định. Khác với hộ kinh doanh, các doanh nghiệp ngoài trụ sở chính có thể mở các chi nhánh, văn phòng, địa điểm kinh doanh và nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng số lượng nhiều lao động.
Thứ ba, chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh. Nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì chủ hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản không đầu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ.
LƯU Ý KHI THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
Thứ nhất, chủ thể thành lập hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ và các hộ gia đình. Khác với quyền thành lập doanh nghiệp, thì người nước ngoài sẽ không có quyền thành lập hộ kinh doanh.
Thứ hai, hộ kinh doanh phải kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Thứ ba, hộ kinh doanh phải chuẩn bị vốn, tài sản vì hộ kinh doanh được thành lập với nghề nghiệp là kinh doanh nên bắt buộc phải có tài sản ban đầu để tạo dựng cơ sở vật chất cho hộ kinh doanh hoạt động.
Thứ tư, về tên riêng của hộ kinh doanh cần chú ý bao gồm hai thành tố là loại hình hộ kinh doanh và tên riêng của hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh không được sử dụng các từ công ty doanh nghiệp để đặt tên hộ kinh doanh. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng kí trong phạm vi huyện.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN LUẬT C.LAW VIỆT NAM
: Tư vấn miễn phí
: 0902631113
Email: congtyluatclawvietnam@gmail.com
Website: luatclaw.vn
Địa chỉ: Số 107 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.