Việc đăng ký nhãn hiệu được chia thành nhiều bước khác nhau, để khách hàng tham khảo, chúng tôi tư vấn như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nhãn hiệu đăng ký
Nhãn hiệu đăng ký có thể là nhãn hiệu hình (logo) hoặc nhãn hiệu chữ (thương hiệu) hoặc có sự kết hợp cả yếu tố hình và yêu tố chữ. Do đó, trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu cần tiến hành thiết kế nhãn hiệu đăng ký.
Việc thiết kế nhãn hiệu rất quan trọng bởi có đăng ký được hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự khác biệt, ấn tượng của nhãn hiệu và đặc biệt là không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của bên khác đã có hoặc đăng ký trước đó.
Với các nhãn hiệu là chữ “thương hiệu”, trước khi tiến hành thiết kế, chủ sở hữu nên tiến hành tra cứu khả năng đăng ký trước khi thiết kế bởi rất có thể phần chữ thiết kế đã có bên khác đăng ký và mặc dù có cách điệu như thế nào nhưng cách phát âm không không vẫn coi là không có khả năng đăng ký.
Ngoài ra, có một số trường hợp nhãn hiệu đương nhiên không được bao hộ như lấy biểu tượng của tổ chức/cơ quan nhà nước, sử dụng từ ngữ thông thường phổ biến, vi phạm đạo đức xã hội….vv. Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn.
Bước 2: Phân nhóm sản phẩm/dịch vụ và tra cứu đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu
Việc phân nhóm sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp khách hàng tối đa được quyền của mình đối với nhãn hiệu. Phân nhóm đăng ký tương đối khó đối với người không có chuyên môn. Do đó, cần liên hệ với công ty tư vấn để được hướng dẫn chi tiết bởi phạm vi quyền và chi phí đăng ký phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký.
Phạm vi quyền và chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hiệu muốn độc quyền (không phải cứ đăng ký nhãn hiệu độc quyền là sẽ được bảo hộ toàn bộ)
Ví dụ: Nhãn hiệu OMO đăng ký cho nhóm sản phẩm bột giặt thì chỉ được bảo hộ cho sản phẩm bột giặt và không được bảo hộ cho sản phẩm khác như là Ô tô, xe máy (trừ trường hợp nhãn hiệu đó là nhãn hiệu nổi tiếng)
Công việc tiếp theo của việc phân nhóm là tra cứu khả năng đăng ký trước khi nộp đơn. Hiện nay, có 02 cách tra cứu để khách hàng tiến hành (i) tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục SHTT (ưu điểm là miễn phí, nhược điểm là kết quả chỉ đúng 50%) (ii) Tra cứu trực tiếp chuyên viên (ưu điểm là kết quả chính xác 90%, nhược điểm là mất chi phí). Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị khách hàng cần tra cứu chính thức để bảo đảm việc đăng ký nhãn hiệu được thành công.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký sẽ được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền để tiến hành dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Chi tiết thành phần hồ sơ sẽ được chúng tôi hướng dẫn ở ngay phần sau đây.
Bước 4: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Chủ sở hữu (chủ đơn) hoặc tổ chức được chủ đơn ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan đăng ký bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện tới Cục SHTT tại Hà Nội hoặc 02 văn phòng của Cục SHTT tại 02 tỉnh là HCM và Đà Nẵng.
Trong trường hợp điều kiện cho phép, chúng tôi khuyến nghị khách hàng nên nộp trực tiếp tại 01 trong 03 địa chỉ nêu trên để đảm bảo việc tiếp nhận hồ sơ và hạn chế việc thất lạc cũng như khó khăn trong việc nộp phí đăng ký.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN LUẬT C.LAW VIỆT NAM
: Tư vấn miễn phí
: 0902631113
Email: congtyluatclawvietnam@gmail.com
Website: luatclaw.vn
Địa chỉ: Số 107 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.